Tổ chức sinh hoạt chuyên đề chi bộ TCHC-ĐD-K.Trẻ em
- Thứ tư - 27/03/2024 11:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI.
SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI.
Đúng ngày này 70 năm về trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa ‘‘tim con nhím’’ Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.
Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/CB ngày 05/01/2024 của chi bộ v/v Tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 và sinh hoạt chuyên đề bằng hình thức dã ngoại quý I/2024 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm thời đại sâu sắc, là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “ Chiến thắng Điện biên Phủ như là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử” Với âm hưởng hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ cùng những ý nghĩa bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị ,sinh hoạt chuyên đề quý I/2024, từ ngày 15/3/2024 đến ngày 18/3/2024 chi bộ Tổ chức Hành chính - Điều dưỡng - Trẻ em thuộc Đảng bộ bộ phận Bệnh viện Sức khỏe Tâm thần trực thuộc Đảng bộ Sở Y tế Thái Nguyên đã tổ chức thăm quan, dâng hương tại các “địa chỉ đỏ”- địa danh lịch sử cách mạng tại dải đất miền núi Tây Bắc. Đây thực sự là một vùng đất anh hùng, ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp. Vùng đất thiêng liêng, huyền thoại, chứa đựng giá trị truyền thống lịch sử “ Mảnh đất anh hùng”. Trong chuyến hành trình về với những “địa chỉ đỏ” không chỉ có các đồng chí đảng viên và các đồng chí quần chúng ưu tú của chi bộ, mà còn có các đồng chí đảng viên của các chi bộ thuộc đảng bộ, bộ phận Bệnh viện Sức khỏe Tâm thần cũng tham gia thành viên của đoàn. Trưởng đoàn là đồng chí Bùi Tuyết Hương - phó bí thư chi bộ.
Như một điểm nhấn giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, mảnh đất Sơn La vang vọng những trang sử vàng, trong bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam. Những trang sử tiếp tục được lật dở đưa những con người ở hiện tại về với Nhà Tù Sơn La - nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” một bằng chứng tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh xâm lược nước ta. Các chiến sỹ cách mạng đã biến Nhà Tù Sơn La thành ngôi trường cách mạng, là nơi thử thách, rèn luyện ý chí đấu tranh cách mạng - một minh chứng cho tinh thần yêu nước, lòng quả cảm, ý chí kiên trung của những người cộng sản.
Nhà tù Sơn La - biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường. Nơi đây đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị với tổng hơn một nghìn chiến sĩ yêu nước Việt Nam. Những người mà thực dân pháp tin rằng nếu không chết vì đòn roi tra tấn thì cũng bỏ mạng vì “rừng thiêng nước độc”. Thế nhưng tất cả những nỗi ám ảnh ấy không thể làm ngục ngã các chiến sỹ cách mạng. Mà cũng chính tại nơi đây - Nhà Tù Sơn La đã trở thành nơi tôi luyện nên những tấm lòng yêu nước quả cảm như: Đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân, Lê Thị Nghị, Trần Quốc Hoàn và nhiều đồng chí trung kiên khác. Trong cái cái nắng ấm của những ngày xuân, hòa cùng dòng người đến thăm Nhà Tù Sơn La, trong chúng tôi trào dâng bao cảm xúc khi biết được hôm nay chính là ngày sinh nhật của đồng chí Tô Hiệu - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo tài năng. Đồng chí hi sinh ngày 07/3/1944 tại Nhà Tù Sơn La với 32 năm tuổi đời và 18 năm quyết dấn thân hi sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Tô Hiệu người đã có công rất lớn trong việc đào tạo được nhiều cán bộ ưu tú cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam. Đồng chí Tô Hiệu- một tấm gương cho sự hi sinh , một tinh thần Tô Hiệu không bao giờ bỏ cuộc. Cuộc đời tuy ngắn ngủi song tấm gương anh hùng cách mạng quả cảm, kiên trung của đồng chí Tô Hiệu là tài sản vô giá, là bài học to lớn về truyền thống cách mạng của Đảng và của lịch sử cách mạng Việt Nam. Tấm gương hi sinh anh dũng bất khuất của đồng chí là sự tiếp nối những gương anh hùng trong lịch sử nước nhà.
Đoàn thắp nén tâm nhang tại nơi hi sinh của Đồng chí Tô Hiệu
Nơi đây trong ngục tù như có một phép màu kỳ lạ cây đào Tô Hiệu ươm mầm xanh, vẫn vươn lên từ kẽ tường xà lim để chờ một ngày kháng chiến thành công. Cây đào tiếp tục bám rễ, vươn cành và nở hoa mỗi dịp xuân về, như một chứng nhân lịch sử, khẳng định sức sống vĩnh hằng, ý chí quật cường, đấu tranh gian khổ của những chiến sĩ cộng sản trung kiên.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng Cây đào Tô Hiệu tại Nhà tù Sơn La
Đoàn đã vượt qua hành trình dài hơn 700km về với Điện Biên Phủ, về với những “địa chỉ đỏ” tại nơi đây. Nhắc tới Điện Biên Phủ là nhắc tới biểu tượng muôn đời về tinh thần vùng lên tự giải phóng của dân tộc, đồng thời cũng là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự gắn liền với tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Dấu ấn đầu tiên của Đoàn chúng tôi khi đặt chân tới vùng đất nơi biên giới vùng núi Tây Bắc này, chính là vượt qua đeo Pha Đin quanh co chênh vênh một bên là vách đá dựng đứng một bên là vực thẳm, khiến cho đoàn chúng tôi thêm xúc động và càng thêm kính phục sự anh dũng kiên cường, khi nghĩ về hình ảnh các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ và đồng bào ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp hành quân nhiều ngày đêm, vượt mọi gian nan vất vả để vận chuyển lương thực, thuốc men và cả những khấu pháo phục vụ cho chiến dịch đến ngày toàn thắng. “Đèo Pha Đin chị gánh anh thồ. Đèo Lũng Lô anh hò chị hát. Dù bom đạn xương tan thịt nát. Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại di tích Đèo Pha Đin
Điểm đến tiếp theo trong cuộc hành trình của Đoàn chính là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) - là cơ quan đầu não quan trọng nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cùng với bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày 7/5/1954. Quân ta đã bắt sống và tiêu diệt 16.200 tên địch của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
và BCH chiến dịch triệu tập tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Di tích “ Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ” sẽ mãi mãi trường tồn, là điểm đến để mỗi người trong Đoàn chúng tôi có được cái nhìn khái quát, chân thực khách quan về sức mạnh của một dân tộc, sức mạnh của những người chiến thắng không phải dùng ở vũ khí, trang thiết bị hiện đại hay ở lo cốt vững chắc mà đó là sức mạnh của tinh thần yêu nước, sức mạnh của chính nghĩa yêu hòa bình. Nơi đây sẽ mãi mãi là biểu tượng của đỉnh cao trí tuệ quân sự và khí phách anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hành trình dài với đường dốc núi treo neo, đặt chân đến TP Điện Biên Phủ cái mệt sau chặng đường dài của Đoàn chúng tôi hầu như tan biến, thay vào đó là không khí trang nghiêm và vô cùng xúc động khi Đoàn bắt đầu tìm đến bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, nơi trưng bày hàng nghìn các hiện vật, tranh, ảnh… Những hiện vật đã theo chân người lính phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên 70 năm trước, với những chiếc xe thồ gạo nổi tiếng, những chiếc áo chấn thủ giản gị cho đến những khấu pháo, những chiếc xe tăng đồ sộ…những hình ảnh mô tả cụ thể diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm cho đến ngày tấn công cuối cùng vào cứ điểm Điện Biên Phủ. Nơi lưu giữ, tôn vinh những giá trị lịch sử của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Bước chân đến đồi A1, bất cứ ai cũng sẽ không khỏi ngạc nhiên bới không khí thanh bình của các trận địa, nơi diễn ra những trận đánh oanh liệt một thời. Đồi A1 có vị trí quan trọng trong cụm đồi phía Đông là cao điểm quan trọng bậc nhất của hệ thống phòng ngự tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đồi A1, trận chiến đấu diễn ra 39 ngày đêm vô cùng ác liệt, ta giành giật với địch từng tấc đất, từng chiến hào.
Kế hoạch dứt điểm đồi A1được thực hiện bằng đào hầm đặt 960kg thuốc nổ. Đúng 20h30 phút ngày 06/5/1954 khối bộc phá được giật nổ, quân ta từ các hướng tiến lên tiêu diệt toàn bộ cứ điểm đồi A1.
Đoàn đã vượt qua hành trình dài hơn 700km về với Điện Biên Phủ, về với những “địa chỉ đỏ” tại nơi đây. Nhắc tới Điện Biên Phủ là nhắc tới biểu tượng muôn đời về tinh thần vùng lên tự giải phóng của dân tộc, đồng thời cũng là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự gắn liền với tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Dấu ấn đầu tiên của Đoàn chúng tôi khi đặt chân tới vùng đất nơi biên giới vùng núi Tây Bắc này, chính là vượt qua đeo Pha Đin quanh co chênh vênh một bên là vách đá dựng đứng một bên là vực thẳm, khiến cho đoàn chúng tôi thêm xúc động và càng thêm kính phục sự anh dũng kiên cường, khi nghĩ về hình ảnh các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ và đồng bào ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp hành quân nhiều ngày đêm, vượt mọi gian nan vất vả để vận chuyển lương thực, thuốc men và cả những khấu pháo phục vụ cho chiến dịch đến ngày toàn thắng. “Đèo Pha Đin chị gánh anh thồ. Đèo Lũng Lô anh hò chị hát. Dù bom đạn xương tan thịt nát. Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại di tích Đèo Pha Đin
Điểm đến tiếp theo trong cuộc hành trình của Đoàn chính là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) - là cơ quan đầu não quan trọng nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cùng với bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày 7/5/1954. Quân ta đã bắt sống và tiêu diệt 16.200 tên địch của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Đoàn chụp ảnh tại bia lưu niệm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
và BCH chiến dịch triệu tập tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Di tích “ Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ” sẽ mãi mãi trường tồn, là điểm đến để mỗi người trong Đoàn chúng tôi có được cái nhìn khái quát, chân thực khách quan về sức mạnh của một dân tộc, sức mạnh của những người chiến thắng không phải dùng ở vũ khí, trang thiết bị hiện đại hay ở lo cốt vững chắc mà đó là sức mạnh của tinh thần yêu nước, sức mạnh của chính nghĩa yêu hòa bình. Nơi đây sẽ mãi mãi là biểu tượng của đỉnh cao trí tuệ quân sự và khí phách anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hành trình dài với đường dốc núi treo neo, đặt chân đến TP Điện Biên Phủ cái mệt sau chặng đường dài của Đoàn chúng tôi hầu như tan biến, thay vào đó là không khí trang nghiêm và vô cùng xúc động khi Đoàn bắt đầu tìm đến bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, nơi trưng bày hàng nghìn các hiện vật, tranh, ảnh… Những hiện vật đã theo chân người lính phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên 70 năm trước, với những chiếc xe thồ gạo nổi tiếng, những chiếc áo chấn thủ giản gị cho đến những khấu pháo, những chiếc xe tăng đồ sộ…những hình ảnh mô tả cụ thể diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm cho đến ngày tấn công cuối cùng vào cứ điểm Điện Biên Phủ. Nơi lưu giữ, tôn vinh những giá trị lịch sử của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại hố bộc phá cứ điểm Đồi A1
Trận chiến đấu tại cứ điểm đồi A1 kết thúc lúc 4h30 phút ngày 7/5/1954. A1- : “Chìa khóa” của tập Đoàn Điện Biên Phủ bị phá vỡ, giải phóng được cứ điểm này tạo bàn đạp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam nhanh chóng tấn công sang hầm De Castries, bắt sống tướng De Castries tại bàn làm việc. Lá cờ quyết chiến quyết thắng được cắm trên nóc hầm De Castries, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên và Việt Nam.
Đoàn chụp ảnh tại cửa vào Hầm tướng De CastriesThật trang nghiêm, đó là nghĩa trang liệt sỹ A1 Điện Biên Phủ - nơi những nấm mộ “liệt sĩ vô danh” mà lại chính danh, là nơi an nghỉ của 644 anh hùng liệt sỹ những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, đã anh dũng hi sinh khi tuổi tuổi đời còn rất trẻ, trong chiến dịch Điện biên Phủ. Là nơi suy tôn, là biểu tưởng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh, giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Tại đây đoàn được nghe rất nhiều câu truyện cảm động về cuộc chiến đấu ngoan cường của dân tộc Việt Nam, về các anh hùng liệt sĩ “Trần Can, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Dót, Bế Văn Đàn……” mang đầy cảm xúc, được hướng dẫn viên kể lại bằng cả trái tim, khiến các thành viên trong Đoàn chúng tôi không cầm được nước mắt.
Đoàn đã kính cẩn đặt hoa, dâng hương, dành phút mặc niệm để tưởng nhớ,
tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang A1
tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang A1
Đoàn dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang A1
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ sừng sững giữa đất trời Điện Biên lịch sử, đã trở thành một địa danh trường tồn cùng đất nước là minh chứng về lịch sử hào hùng của dân tộc VN trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Là một trong những biểu tượng tiêu biểu cho khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Chuyến hành trình về với những “địa chỉ đỏ” địa danh lịch sử cách mạng tại dải đất miền Tây Bắc. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa của Chi bộ Tổ chức Hành chính - Điều dưỡng - Trẻ em thuộc Đảng bộ bộ phận Bệnh viện Sức khỏe Tâm thần trực thuộc Đảng bộ Sở Y tế Thái Nguyên trong những ngày đầu xuân chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Đến với các “địa chỉ đỏ” trong những ngày này, các thế hệ đảng viên, quần chúng ưu tú của chi bộ được trở về với lịch sử hào hùng của dân tộc, cảm nhận sâu sắc hơn sự hy sinh anh dũng, tinh thần yêu nước , yêu hòa bình, ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất của các thế hệ đi trước. Đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết trân trọng những giá trị ở trên đời, ý thức được sứ mệnh trách nhiệm của mình với đất nước, luôn noi gương và ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc, của nhân dân ngày càng giàu mạnh, phồn vinh và phát triển, thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.Qua những buổi sinh hoạt chuyên đề bằng hình thức dã ngoại đến với những “ địa chỉ đỏ” gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam giúp cho mỗi đảng viên trong chi bộ tích cực hơn, thực tiễn hơn trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cố gắng tu dưỡng đạo đức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những cái mới, gian khó không lùi bước, khiêm tốn, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, hết mình phục vụ nhân dân, phục vụ bệnh nhân. Trong công việc luôn cần cù, siêng năng, làm việc khoa học, có kế hoạch rõ ràng, đúng giờ, nói là làm, luôn thẳng thắn, đúng đắn, khiêm tốn, chân thành, không dối trá, lừa lọc, không tham địa vị, tiền tài. Với đồng nghiệp, và những người xung quanh luôn yêu thương, đoàn kết giúp đỡ, với bệnh nhân luôn ân cần, chu đáo, tận tâm.