Ứng dụng CNTT vào thanh toán DVYT KCB không dùng tiền mặt

Thứ tư - 11/12/2024 08:12
Ứng dụng CNTT vào thanh toán DVYT KCB không dùng tiền mặt
Ứng dụng CNTT vào thanh toán DVYT khám bệnh, chữa bệnh không dùng tiền mặt
 
Trong suốt thời gian qua, Bộ Y tế đã đẩy mạnh công tác thanh toán dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền mặt. Điều này góp phần cải cách hành chính, bắt nhịp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế để phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Bệnh viện đã triển khai và thực hiện các văn bản: Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam; Nghị quyết số 157/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về việc thông qua Đề án phát triển công nghệ y tế thông minh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 3772/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghệ y tế thông minh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 10/2/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025
Bệnh viện đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển – BIDV; triển khai thanh toán dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền mặt tại điểm thu phí trong Bệnh viện, cũng như thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ y tế, giảm thời gian chờ đợi, hạn chế rủi ro do đánh rơi, mất cắp gây ảnh hưởng đến tài sản người bệnh.
Hiện tại Bệnh viện triển khai hai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Chuyển khoản qua tài khoản Bệnh viện, quét mã QR Code, Bệnh viện thông báo để bệnh nhân, người nhà và nhân dân thực hiện khi thanh toán viện phí.
        Phương thức thứ nhất: Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng
        -  Ngân hàng BIDV(Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển)
        - Tên tài khoản: Bệnh viện Sức khoẻ Tâm thần Thái Nguyên
        - Số tài khoản: 39010002189704
        - Nội dung: Tên bệnh nhân, khoa, mã bệnh, nội dung thanh toán
(VD: Nguyễn Văn A – Khoa Nam – 12345633 - Tạm ứng tiền viện phí)
Sau khi thanh toán được xác nhận, nhân viên thu phí sẽ in biên lai thu tiền hoặc lập hóa đơn cho người bệnh.
       Phương thức thứ hai: Quét mã QR của bệnh viện
         -  Ngân hàng BIDV(Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển)
Tại điểm thanh toán viện phí, Bệnh viện đều đặt các bảng mã QR Code tiện lợi cho người bệnh thanh toán viện phí, người bệnh chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét lên bảng QR của bệnh viện, khi quét QR code sẽ xuất hiện các thông tin như sau:
        - Số tài khoản: 39010002189704
        - Tên tài khoản: Bệnh viện Sức khoẻ Tâm thần Thái Nguyên
        - Nội dung: Tên bệnh nhân, khoa, mã bệnh, nội dung thanh toán
 Thanh toán bằng mã QR Code cũng mang lại rất nhiều lợi ích như: Đa dạng hóa nhiều hình thức thanh toán khác nhau, tạo điều kiện dễ dàng cho người bệnh khi thanh toán viện phí;  Đảm bảo tính chính xác cao và không tốn thời gian.
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong bệnh viện không chỉ đem lại tiện ích cho người dân, mà còn giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm nhân lực và rút ngắn quy trình khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Việc triển khai thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt thực hiện ở bệnh viện trong thời gian vừa qua cho thấy kết quả sau: 100 %bệnh nhân đến khám, chữa bệnh được phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt. Nhờ tích cực tuyên truyền tỷ lệ thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt từ tháng 01 đến tháng 11 /2024 kết quả như sau:
Thanh toán dịch vụ y tế Thanh toán dịch vụ y tế ko dùng TM Tỉ lệ %
Tháng năm Số lượt Số tiền Tháng năm Số lượt Số tiền
01/2024 110 75.058.834 01/2024 60 40.638.567 55
02/2024 74 30.938.748 02/2024 31 18.278.578 42
03/2024 95 69.611.649 03/2024 74 41.303.833 78
04/2024 100 66.556.846 04/2024 79 50.490.172 79
05/2024 114  76.119.061 05/2024 83  39.856.183 73
06/2024 87  53.027.514 06/2024 55  41.979.998 63
07/2024 122  70.991.344 07/2024 66  43.866.461 54
08/2024 107  78.241.919 08/2024 62  47.141.978 58
09/2024 92  53.473.303 09/2024 60  29.461.442 65
10/2024 101 70.140.537  10/2024  50 26.592.118  50
11/2024 84 55.748.220 11/2024 53 33.231.740 63
Tổng 1.093 716.208.381 Tổng 677 413.727.594 62
Tỉ lệ % 62   
 
          Kết quả cho thấy tỉ lệ thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt từ tháng 01 đến tháng 11 /2024 là tương đối cao nhưng chưa ổn định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh không tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho cả bệnh viện, người bệnh và xã hội. Người bệnh không còn phải xếp hàng đợi thanh toán; giảm thiểu rủi ro giao dịch tiền mặt (nhầm lẫn, thống kê, đối soát). Đối với bệnh viện giảm chi phí quản lý, kiểm đếm, in ấn đơn/phiếu; tiết kiệm chi phí, nhân lực, giúp bệnh viện quản trị hiệu quả; rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh; tích hợp với hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ bệnh án điện tử, góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số bệnh viện, hướng tới mô hình "Bệnh viện thông minh". Người dân không phải chờ đợi xếp hàng, dễ dàng và rút ngắn thời gian thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo sức khỏe tinh thần; không phải mang tiền mặt, giảm nhẹ áp lực mất mát tiền khi đi lại tàu xe trên đường và trong quá trình nằm điều trị; người bệnh có thể tự thanh toán khi xuất viện mà không cần phải có người nhà đi cùng để làm các thủ tục thanh toán...
          Tuy nhiên thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện chưa được đồng bộ hết trong cả quy trình khám, chữa bệnh với các hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện hiện có tại đơn vị. Tỷ lệ người dân, đặc biệt là người bệnh có thẻ để thanh toán còn chưa cao. Đối tượng bệnh nhân và người nhà người bệnh chủ yếu là người già, trung niên vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, các ứng dụng di động để thanh toán. Vì vậy phải thay đổi được thói quen này của người dân.
Như vậy, việc triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Bệnh viện đúng với chính sách của Nhà nước, vừa an toàn, hiệu quả, phù hợp với thời đại số, vừa giúp gia tăng tiện ích cho người bệnh khi sử dụng các dịch vụ y tế tại Bệnh viện./.
 
Người viết: Vũ Thị Thúy Thương - Phòng Tài chính Kế toán
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây